Tra Từ Điển Đạo Phật

Tìm kiếm theo chữ cái

Hạnh Đức

là những hành động thân, miệng không làm khổ mình, khổ người, gồm có những pháp sau đây:

1- Giới hạnh: Người tu sĩ và người cư sĩ nào giữ gìn giới hạnh nghiêm chỉnh, không hề vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào.

Đó là vị ấy đã thể hiện Hạnh Đức của mình. Như vậy giới luật là “Hạnh Đức” của người tu sĩ và người cư sĩ.

2- Hộ trì các căn: hộ trì các căn: mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý, làm cho nó không dính mắc sáu trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp tức là sống độc cư trọn vẹn, không hề phá hạnh độc cư thì người ấy đang thể hiện Hạnh Đức.

3- Tiết độ trong ăn uống: Người tu sĩ và nguời cư sĩ nào đã tu tập mà biết tiết độ trong ăn uống, có nghĩa là không ăn uống phi thời, chỉ ăn ngày một bữa. Đó là người đang thể hiện Hạnh Đức về ăn uống của mình.

Hạnh Đức về ăn uống không phải dễ, đối với những người còn mang đầy ắp thân kiến, sợ thân bệnh, sợ thân chết, v.v... Muốn tìm sự tu tập để được giải thoát thì ăn uống là Hạnh Đức rất cần thiết. “Vị Thánh đệ tử nào có tiết độ trong ăn uống, như vậy thuộc về Hạnh Đức của vị ấy”.

4- Chú tâm cảnh giác: Người tu sĩ và cư sĩ nào biết chú tâm cảnh giác từng tâm niệm, từng đối tượng của mình để ngăn và diệt các pháp ác, đó là người đang thể hiện Hạnh Đức của mình. Đó là Định Vô Lậu trên Tứ Niệm Xứ, là Hạnh Đức của vị tu sĩ và của vị cư sĩ.

5- Đầy đủ bảy diệu pháp: Người tu sĩ và cư sĩ nào đã tu tập đầy đủ bảy diệu pháp, thì người ấy đang thể hiện Hạnh Đức của mình. Bảy diệu pháp là bảy phương pháp tu tập để thực hiện Hạnh Đức của một tu sĩ và của một cư sĩ Phật giáo xứng đáng là đệ tử của đức Phật.

6- Hiện tại lạc trú Bốn thiền: Người tu sĩ và người cư sĩ nào đã tu tập đầy đủ thiện pháp thì nhập Hiện Tại Lạc Trú Bốn Thiền không có khó khăn và mệt nhọc, là người ấy đang thể hiện “Hạnh Đức” của mình.

Hiện tại lạc trú Bốn Thiền là phương pháp tu tập để thực hiện Hạnh Đức của người tu sĩ và của người cư sĩ Phật giáo. Nhờ có hạnh đức này mới xứng đáng là đệ tử của đức Phật.